Anh-tin-bai
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Quy trình sinh hoạt chi bộ (27/06/2016 08:09 AM)

SINH HOẠT CHI BỘ

I- Nội dung sinh hoạt hàng tháng: Chi bộ tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ. Trình tự và nội dung như sau:

                1- Công tác chuẩn bị của chi ủy:

    - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công) dự kiến nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp chi ủy; (Mẫu 37)

                - Chi ủy thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng trước, đề ra nhiệm vụ tháng tới; phân công chuẩn bị các nội dung, quyết định thời gian họp chi bộ và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp (sinh hoạt nhiều nội dung hay một số nội dung, chuyên đề sinh hoạt…);

                - Chi ủy thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm sinh hoạt chi bộ (nếu chưa quy định ngày họp định kỳ hàng tháng).

2- Tiến hành sinh hoạt chi bộ: (Mẫu 38)

                a- Phần mở đầu:

                - Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên ( hình thức nộp đảng phí do chi bộ thống nhất nhưng phải thông báo cụ thể tại chi bộ);

                - Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công chủ trì) tiến hành các nội dung sau:

                + Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và lý do vắng;

                + Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng tâm cần tập trung thảo luận;

                + Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ).

                b- Phần nội dung:

                - Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương, cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung thông tin cần chọn lọc phù hợp, thiết thực). Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;

                - Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;

                - Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có);

                - Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;

                `- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;

                - Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.

                c- Phần kết thúc:

                - Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;

                - Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết). Đồng chí thư ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;

                - Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.               

II- Sinh hoạt chuyên đề:

Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề.

1- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chuyên đề

- Xác định nội dung chuyên đề: căn cứ nhiệm vụ của chi bộ và yêu cầu của đảng viên, Chi uỷ lựa chọn nội dung, phân công đảng viên hoặc tổ đảng chuẩn bị, nội dung cần đi sâu vào một vấn đề của nhiệm vụ chuyên môn, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, phát triển đảng viên, công tác đoàn thể…

- Trên cơ sở chuẩn bị của đảng viên hoặc tổ đảng, chi uỷ sắp xếp thời điểm sinh hoạt, phân công người phản biện (nếu cần), chuẩn bị nội dung gợi ý để đảng viên chuẩn bị ý kiến phát biểu nhằm bảo đảm tính hiệu quả và thiết thực cao nhất.

2-  Triển khai nội dung sinh hoạt

 Chủ trì (hoặc đảng viên được phân công) tiến hành báo cáo nội dung đã được chuẩn bị từ trước.

3- Tổ chức thảo luận:

 Đối với sinh hoạt chuyên đề: Sau khi phân công đảng viên trình bày nội dung chuyên đề đã được chuẩn bị trước, chủ trì cuộc họp hướng dẫn thảo luận, đồng thời cần có ý kiến phản biện để đảng viên nhận thức sâu hơn bản chất của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung chuyên đề đó.

4- Phần kết thúc:

 

 Trên cơ sở nội dung trình bày của người chuẩn bị và các ý kiến phát biểu, chủ trì cuộc họp phải kết luận và có định hướng cụ thể để mỗi đảng viên tự nâng nhận thức, đồng thời vận dụng chuyên đề vào thực tiễn công tác.

Tải nội dung tại đây